Mô tả quy hoạch

Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Địa điểm lập quy hoạch: huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Quy mô: diện tích tự nhiên vùng huyện Lâm Hà 930,23 km2.

Đơn vị Chủ đầu tư: UBND huyện Lâm Hà; Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Lâm Hà.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiến trúc Lâm Đồng.

Cơ quan thẩm định đồ án quy hoạch: Sở Xây dựng Lâm Đồng.

Cơ quan phê duyệt đồ án quy hoạch: UBND tỉnh Lâm Đồng.

Thông tin quy hoạchSố quyết định:662/QĐ-UBND

Tỉnh/TP: Lâm Đồng

Địa chỉ: Huyện Lâm Hà -Tỉnh Lâm Đồng

Hồ sơ bản vẽ:

Bảng vẽ hiện trạng

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

Bảng vẽ định hướng phát triển không gian
Bản vẽ Quy hoạch giao thông
Hiện nay trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng đang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 tại Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 05/04/2016, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 558/QĐ-TTg về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đây là một trong những tiêu chí để xét công nhận huyện Nông thôn mới.

Ngày 05/06/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 691/QĐ-TTg về việc ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 – 2020 với mục tiêu xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế cả nước; xây dựng nông thôn theo các tiêu chí huyện nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng miền; định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội, phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.

Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững là chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, trong đó quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

Hiện nay, còn tồn tại những bất cập và khó khăn về vị trí địa giới hành chính của các xã trong địa bàn huyện Lâm Hà như hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông với trung tâm huyện, trình độ sản xuất chênh lệch giữa các xã và thị trấn cũng như khả năng điều hành của từng cấp chính quyền cơ sở có nhiều vấn đề cần thiết phải có sự nghiên cứu sâu hơn.

Trên cơ sở phân tích khái quát những tiềm năng và lợi thế của vùng huyện Lâm Hà cũng như đưa ra những hạn chế bất cập hiện nay mà huyện đang gặp phải, để có cơ sở phát huy tối đa những tiềm năng và lợi thế rất lớn của vùng huyện Lâm Hà, khắc phục những nhược điểm đã và đang tồn tại trên địa bàn, việc sớm nghiên cứu lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà là hết sức cần thiết và cấp bách, là cơ sở để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đề xuất các mô hình du lịch nông nghiệp, đặc biệt là du lịch kết hợp nông nghiệp công nghệ cao nhằm góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch tỉnh Lâm Đồng nói chung, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện cũng như của tỉnh Lâm Đồng, là thế mạnh của huyện Lâm Hà.

Hiện nay, huyện Lâm Hà và các huyện đã có chủ trương lập đồ án quy hoạch vùng huyện, trung tâm thị trấn và các xã có đồ án quy hoạch chung và chi tiết để phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng công trình, vì vậy việc quản lý hoặc hoạch định chính sách cho phát triển chung của huyện Lâm Hà gặp rất nhiều khó khăn, vì chưa có sự nghiên cứu đồng bộ các tiểu vùng, các khu vực kinh tế, từ đó việc tập trung nguồn lực về kinh tế cũng như nhân lực cho việc phát triển từng vùng gặp rất nhiều hạn chế. Là một huyện miền núi nên địa hình của huyện tương đối phức tạp gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhất là trong việc phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi giữa các vùng trong huyện nhưng địa hình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh sản xuất hàng hóa khác nhau tập trung.

Trên cơ sở phân tích khái quát những tiềm năng và lợi thế của vùng huyện Lâm Hà cũng như vạch ra những hạn chế bất cập hiện nay mà huyện đang gặp phải, để có cơ sở phát huy tối đa những tiềm năng và lợi thế rất lớn của vùng huyện Lâm Hà, khắc phục những nhược điểm đã và đang tồn tại trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 27/12/2018, trong đó xác định huyện Lâm Hà được xác định thuộc tiểu vùng I và II thuộc phân vùng phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp khai thác và phát huy thế mạnh của địa phương, tổ chức, quản lý, khai thác không gian đô thị – nông thôn, không gian phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch, sản xuất nông nghiệp,…. gắn với việc gìn giữ các giá trị sinh thái và nhân văn của khu vực, đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài, đáp ứng các tiêu chí huyện nông thôn mới thì việc lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2050 là rất cần thiết.

* Nguồn: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. (xaydung.gov.vn)